1. Những mặt hàng nào bị cấm khi vận chuyển đường hàng không?
Có một số loại hàng hóa bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không, đây là những mặt hàng có thể gây nguy hiểm hoặc vi phạm pháp luật. Cụ thể bao gồm:
- Chất gây nghiện và kích thích: Như các loại ma túy, chất kích thích thần kinh.
- Vũ khí và trang thiết bị quân sự: Bao gồm cả vũ khí đạn dược, các trang thiết bị kỹ thuật quân sự, và các loại vũ khí thô sơ như dao, kiếm, giáo, mác.
- Văn hóa phẩm và tài liệu cấm cụ thể như: văn hóa phẩm đồi trụy, ấn phẩm phản động, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng chống lại nhà nước Việt Nam.
- Chất gây cháy nổ và ô nhiễm môi trường: Các vật hoặc chất dễ gây cháy nổ hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
- Sinh vật sống và thực phẩm đặc biệt: Sinh vật sống, thực phẩm yêu cầu bảo quản, vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước.
- Kim khí quý và đá quý: Các loại kim khí quý như vàng, bạc, bạch kim, hay các sản phẩm được chế biến từ kim khí quý, đá quý.
2. Giá cước hàng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cước vận chuyển hàng hóa đường hàng không. Trong đó, yếu tố có ảnh hưởng rõ ràng nhất chính là trọng lượng của hàng hóa và khoảng cách vận chuyển giữa các quốc
- Khoảng cách
- Trọng lượng hàng gửi
- Thời gian vận chuyển
- Loại hàng gửi
- Giá nhiên liệu vận chuyển theo từng thời điểm
3. Lưu ý chung khi gửi hàng hóa đường hàng không
Đảm bảo hàng hóa hợp lệ, có đầy đủ hồ sơ thông tin
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để làm thủ tục thông quan hàng nhanh chóng
Chú ý đến trọng lượng hàng hóa, không được vượt mức quy định
Đóng gói hàng hóa cẩn thận
Đảm bảo thông tin người nhận được thể hiện chính xác
Chi phí hải quan
Lựa chọn dịch vụ vận chuyển uy tín
4. Một số ngôn ngữ thông dụng trong ngành
Khi tìm hiểu và tham gia vào dịch vụ vận tải hàng hóa qua đường hàng không, các doanh nghiệp và cá nhân cần biết và hiểu rõ một số ngôn ngữ chuyên ngành sau, để đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra một cách trơn tru:
- A2A (Airport-to-Airport): Dịch vụ vận chuyển từ sân bay này đến sân bay kia.
- ATA (Actual Time of Arrival): Thời điểm thực sự mà hàng hóa đến nơi.
- ATD (Actual Time of Departure): Thời điểm thực sự mà hàng hóa rời khỏi nơi gửi.
- AWB (Air Waybill): Tài liệu vận chuyển hàng không, bao gồm MAWB (Master Air Waybill) và HAWB (House Air Waybill).
- Booking: Yêu cầu đặt chỗ trên chuyến bay, đã được xác nhận bởi hãng hàng không.
- Dimensional Weight: Trọng lượng dựa trên thể tích hoặc kích thước của kiện hàng.
- FTC (Forwarder’s Certificate of Transport): Chứng từ xác nhận vận chuyển từ bên giao hàng.
- FCR (Forwarder’s Certificate of Receipt): Chứng từ xác nhận đã nhận được hàng từ bên giao hàng.
- FWR (Forwarder’s Warehouse Receipt): Biên lai kho hàng từ bên giao hàng (được cung cấp cho bên xuất khẩu).
- GSA (General Sales Agent): Đại lý bán hàng chung, được chỉ định bởi hãng hàng không.
- IATA (International Air Transport Association): Tổ chức Vận tải Hàng không Quốc tế.
- NOTOC (Notification To Captain): Thông báo đến cơ trưởng về danh sách hàng hóa trên chuyến bay.
- POD (Proof Of Delivery): Chứng từ xác nhận việc giao hàng đã được thực hiện đúng thỏa thuận.
- TACT (The Air Cargo Tariff): Bảng giá cước vận tải hàng không, được công bố bởi hãng hàng không.
- Volume charge: Phí vận chuyển dựa trên thể tích hàng hóa (không phải trọng lượng).
- Weight charge: Phí vận chuyển dựa trên trọng lượng thực tế của hàng hóa.
Việc nắm vững các ngôn ngữ chuyên ngành này sẽ giúp các bên liên quan trong quá trình vận tải hàng hóa qua đường hàng không hiểu rõ và thực hiện các thủ tục một cách chính xác và hiệu quả.
—————————— Thanks for enjoy our news ——————————–