Tịnh Xá Ngọc Hòa – một chốn tâm linh tĩnh lặng và yên bình. Thu hút du khách thập phương ghé thăm. Nơi đây còn nổi tiếng là một địa điểm chiêm bái vô cùng linh thiêng. Có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.
Vị trí Tịnh Xá Ngọc Hòa
Tịnh Xá Ngọc Hòa là một ngôi chùa nằm ngay dưới sườn núi của Eo Gió, thuộc Bãi Bấc, bán đảo Phương Mai, thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý, Quy Nhơn, cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Là điểm tham quan gần với các điểm du lịch nổi tiếng như Kỳ Co, Eo Gió, nơi đây cũng thu hút nhiều du khách viếng thăm.
Năm 1960, Tịnh Xá được khởi công xây dựng bởi cố Đức thầy Thích Giác An. Hơn 2 năm sau, đến tháng 5/1962, Thịnh Xá chính thức được hoàn thành với tổng kinh phí lên tới khoảng 5 tỉ đồng. Trải qua thời gian dài, Tịnh Xá đã được trùng tu lại để rộng rãi và khang trang hơn nhưng vẫn giữ được nét tâm linh và trang nghiêm của Phật giáo nơi đây. Hiện nay, Tịnh Xá đang được chủ trì bởi Đại đức Thích Giá Tri.
Tịnh xá Ngọc Hòa nằm khá gần với Eo Gió, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chừng 20km. Du khách có thể đến đây bằng oto, xe máy hoặc đi theo tour kết hợp với các điểm du lịch như Kỳ Co, Eo Gió.
Từ trung tâm thành phố, du khách đi về hướng bán đảo Phương Mai, qua cầu Thị Nại, đi theo biển chỉ dẫn trên đường để tới được Tịnh Xá. Đường đi khá dễ nên du khách có thể đi theo google map và trải nghiệm chút nắng, chút gió biển Bình Định bằng phương tiện xe máy.
Vẻ đẹp của Tịnh Xá Ngọc Hòa
Ban đầu, tịnh xá được xây dựng bằng vật liệu nhẹ nhưng do nằm trên địa thế khá cao ở trên sườn núi nên nó đã được bê tông hóa và mang đậm phong cách của hệ phái Khất Sĩ. Nổi bật là chánh điện với thiết kế vừa cổ kính vừa hiện đại như chiếc chìa khóa nằm theo hướng Bắc – Nam, trung tâm hình bát giác là nơi thờ tự Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng) tạo nên một sự trang nghiêm, thanh tịnh.
Xung quanh khuôn viên được đặt rất nhiều các bức tượng để du khách có thể lễ bái, cầu khấn như: tượng Phật Di Lặc, tượng Quan Thế Âm màu trắng ở giữa sân, tượng cười bốn mặt với nụ cười bí ẩn như trong các ngôi chùa ở Khmer trên các bức tường bao quanh phía ngoài hay hình ảnh khu mộ cổ và Bảo Thác Trưởng lão Giác Toại – người trụ trì đầu tiên của nơi đây, đã mất năm 1993.
Đặc biệt, xung quanh Tịnh Xá Ngọc Hòa cũng được bài trí nhiều cây cảnh, cây cổ thụ, cây ăn quả hay những bức tường rêu phong cổ kính giúp cho không khí nơi này trở nên mát mẻ và trong lành hơn, cũng như để những người yêu thiên nhiên có một chốn nghỉ chân tuyệt vời.
Tượng Phật đôi cao nhất Việt Nam
Tịnh Xá Ngọc Họa được nổi bật bởi kiến trúc Tượng đôi Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát. Có độ cao khoảng 30m và đang là tượng phật đôi cao nhất Việt nam hiện nay.
Một bức tượng hướng về cổng chính của chùa (phía Nam), tay cầm tràng hạt và kinh sách được gọi là Quan Thế Âm Khiết Tường, còn một bức tượng hướng về biển cả bao la (phía Bắc), tay cầm tịnh bình cam lộ thì được gọi là Quan Thế Âm Nam Hải. Trước kia, tượng Quan thế Âm Nam hải được sơn màu bạc có ý nghĩa biển bạc.
Bức còn lại màu vàng hướng về phía Nam là Quan Thế Âm Kiết Tường mang biểu tượng rừng vàng. Tuy nhiên, thể theo nguyện vọng của bà con trong vùng sau này cùng sự nhất trí của các Phật tử và Sư Trụ Trì, bức tượng Phật đôi đã được phủ hoàn toàn bằng sơn nhũ vàng giúp chống lại sự bào mòn của thời gian và sự khắc nghiệt của thời tiết, cũng như tô điểm thêm cho cảnh sắc khuôn viên chùa Ngọc Hòa.
Thân của tượng Quan Thế Âm gồm nhiều tầng. Bên trong rỗng để vào ngày yểm tượng các phật tử gần xa sẽ về đây đặt các pho tượng nhỏ bên trong. Trước khi hành lễ, trụ trì đặt bên trong tất cả những thông tin cần thiết. Để đời sau biết về quá trình xây dựng và ý tưởng của ngôi chùa.
Người dân nơi đây luôn có một niềm tin rằng. Phật đôi sẽ che chở và mang đến cho họ một tương lai an lành và phồn thịnh. Đế của tượng được xây bằng đá tổ ong được thiết kế theo kỹ thuật truyền thống của Bình Định.
Tịnh Xá muốn tạo nơi yên nghỉ cho những người đã mất nên giải phóng các nghĩa trang truyền thống. Và đặt bên dưới pho tượng. Ở đây có thể đặt tới 8.000 tro cốt. Tượng Phật đôi được tạo hình từ Tây Tạng, Chăm Pa, Ấn Độ, Thủy Chân Lạp được chắt lọc từ các triết lý. Tạo thành một hình mẫu mang dáng dấp của người Việt chân thực.
Ngoài tượng phật đôi Quan Thế Âm Bồ Tát và Chánh điện còn có một số công trình khác đang trong quá trình thi công. Như nhà khách, nhà tăng, bức tường nghệ thuật hình phật giáo, cột đá khắc kinh phật… .Xung quanh khuôn viên của Tịnh xá được trồng nhiều cây cổ thụ và cây cảnh như xoài, bàng, sứ… Càng làm tôn lên vẻ đẹp uy nghi của nơi đây.